Hướng dẫn mẹ thực hiện trị chàm sữa bằng lá ổi cho bé an toàn
Bé bị chàm sữa là tình trạng phổ biến, cha mẹ thường có xu hướng sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để chữa bệnh cho con. Trong đó cách trị chàm sữa bằng lá ổi được nhiều mẹ áp dụng thành công. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn thực hiện trị chàm sữa bằng lá ổi cho bé an toàn để mẹ tham khảo nhé!
1. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh có lây không?
Chàm sữa là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc trưng bởi những biểu hiện trên da bé như: gây khô da, da bé ửng đỏ và xuất hiện mụn nước. Bệnh gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bé.
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trên 2 má bé, sau đó có thể lan rộng xuống cả thân người bé ở tay, chân, lưng, ngực…khiến bé bứt dứt, thường xuyên quấy khóc, cơ thể mệt mỏi, bé biếng ăn, ngủ không ngon giấc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: chàm sữa không lây từ bé này sang bé khác và không có tính lây lan. Tuy vậy, cha mẹ cần có hướng điều trị nhanh chóng và an toàn bởi có nhiều bé bị chàm sữa chàm sữa không thể tự khỏi do sức đề kháng yếu hoặc do cơ địa. Hơn nữa, bệnh rất dễ tái đi tái lại, khó điều trị dứt điểm và có thể tiến triển nặng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé.
Hiện nay có nhiều hướng điều trị chàm sữa cho trẻ, trong đó sử dụng lá ổi được nhiều mẹ áp dụng bởi tính an toàn và hiệu quả lành tính nó mang lại.
2. Tác dụng của lá ổi trong việc điều trị chàm sữa
Lá ổi là nguyên liệu dân gian quen thuộc, phổ biến. Theo Đông y, lá ổi có tính ấm và có khả năng kháng viêm, tiêu độc, hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm nướu, tiêu chảy cùng với một số bệnh lý về da khác.
Ngoài ra, lá ổi còn được biết đến với khả năng điều trị chàm sữa ở trẻ nhỏ an toàn, lành tính.
Những tác dụng của lá ổi đối với bệnh chàm sữa trên da bé:
2.1. Khả năng điều trị dị ứng
Những thành phần trong lá ổi giúp ức chế nhóm vi khuẩn Staphylococcus aureus – vi khuẩn gây ra các bệnh về da như ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng da…
2.2. Tiêu viêm
Hàm lượng các hoạt chất trong lá ổi như Tanin, Vitamin K, Beta sitosterol, Alpha limonene, Axit maslinic, Alpha limonene…giúp cân bằng sự đàn hồi cho da, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, đồng thời giúp sát khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng và giảm ngứa rát trên da bé hiệu quả.
Đặc biệt, thành phần flavonoid mang hiệu quả tiêu viêm, hỗ trợ điều trị chàm sữa ở trẻ nhỏ an toàn.
2.3. Chống oxy hóa
Lá ổi còn có khả năng chống oxy hóa, giúp cải thiện làn da sau viêm nhiễm giúp da bé hồng hào, mịn màng hơn.
Với những công dụng trên, lá ổi là nguyên liệu được nhiều mẹ áp dụng để chữa chàm sữa cho con an toàn.
3. Hướng dẫn mẹ thực hiện trị chàm sữa bằng lá ổi cho bé an toàn
3.1. Mẹ dùng lá ổi trị chàm sữa cho con trong trường hợp nào?
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, cha mẹ có thể sử dụng lá ổi để trị chàm sữa cho bé trong giai đoạn con mới bị chàm sữa, khi da bé mới ửng đỏ, chàm sữa chưa lan rộng hoặc trên da bé chỉ xuất hiện vài nốt mẩn đỏ.
3.2. Tắm lá ổi điều trị chàm sữa cho con
Chuẩn bị: khoảng 300g lá ổi tươi, không quá già, không sâu bệnh cùng lượng nước lọc vừa đủ
Hướng dẫn mẹ thực hiện trị chàm sữa bằng lá ổi như sau:
Bước 1: Lá ổi mẹ đem rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng khoảng 20 phút cho sạch khuẩn, sau đó vớt ra để ráo nước.
Bước 2: Mẹ cho lá ổi vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ và đun sôi kỹ khoảng 20 phút để lá ổi ra hết tinh dầu và các dược chất. Sau đó mẹ tắt bếp và để nước nguội
Bước 3: Mẹ vệ sinh da bé sạch sẽ. Khi nước lá ổi đã nguội đến khi còn ấm, mẹ dùng khăn mềm thấm nước lá lên vùng da con bị chàm sữa. Mẹ chú ý thao tác nhẹ nhàng tránh khiến da bé bị trầy xước, dễ dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm.
Bước 4: Mẹ tắm lại cho con 1 lần nữa với nước sạch. Mẹ thực hiện ngày 1 lần đến khi tình trạng bệnh trên da con khỏi hẳn.
3.3. Cách khác: đắp lá ổi chữa bệnh chàm
Chuẩn bị: khoảng 200g lá ổi tươi cùng chút muối tinh sạch
Thực hiện như sau:
Bước 1: Mẹ rửa sạch lá ổi, sau đó ngâm qua nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước
Bước 2: Mẹ giã nát lá ổi, thêm chút muối tinh sạch để tăng hiệu quả sát khuẩn tốt hơn
Bước 3: Mẹ vệ sinh vùng da con bị bệnh sạch sẽ, sau đó đắp lá ổi lên và giữ yên khoảng 30 phút
Bước 4: Mẹ rửa sạch lại da bé với nước ấm
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo các phương pháp khác như: chữa chàm sữa bằng lá trầu không, trị chàm sữa bằng lá trà xanh…
4. Những lưu ý khi mẹ áp dụng chữa chàm sữa bằng lá ổi
- Mẹ chỉ áp dụng phương pháp chữa chàm sữa bằng lá ổi trong trường hợp con mới bị chàm sữa. Tuyệt đối không áp dụng khi da bé bị chàm sữa lan rộng, trên da có nhiều mụn nước, da có vết thương hở hoặc vết trầy xước vì dễ dẫn đến bội nhiễm, nhiễm trùng nguy hiểm
- Mẹ tìm chọn những lá ổi sạch, không sâu bệnh, không tồn dư tạp chất hoặc thuốc bảo vệ thực vật, có nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra cần sơ chế lá thật sạch trước khi mẹ dùng để chữa chàm sữa cho con
- Đây là phương pháp tự nhiên nên mang lại hiệu quả tương đối chậm, mẹ thực hiện cần kiên trì và thực hiện đều đặn mới mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị chàm sữa tốt
- Trước khi áp dụng, các mẹ cần tham khảo trước ý kiến Bác sĩ xem phương pháp này có phù hợp với làn da con mình không.
- Phương pháp này chỉ có khả năng hỗ trợ làm sạch da bé, hỗ trợ điều trị chàm sữa chứ không thể trị bệnh dứt điểm. Vì vậy, cha mẹ vẫn phải kết hợp với phương pháp khác để điều trị bệnh cho con dứt điểm. Các Bác sĩ và Chuyên gia da liễu đưa ra lời khuyên cha mẹ nên sử dụng Biohoney Baby Balm để chữa bệnh nhanh chóng, dứt điểm cho con. Đây là kem trị chàm sữa đã được kiểm định mang lại hiệu quả điều trị chàm sữa chỉ sau 48 giờ, giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa, làm dịu kích ứng da đồng thời dưỡng ẩm, thúc đẩy tái tạo tế bào mới.
5. Cách chăm sóc bé giúp hỗ trợ điều trị chàm sữa
Trong quá trình áp dụng trị chàm sữa bằng lá ổi, cha mẹ cũng cần chú ý đến cách chăm sóc con hàng ngày. Dưới đây là lời khuyên từ các chuyên gia:
- Tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng như: trứng, hải sản, thịt bò, sữa tươi nguyên chất, đậu phộng…
- Giữ không gian sống của con sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, có thể dùng quạt máy hoặc điều hòa trong những ngày nóng bức để làm mát da con
- Luôn giữ da bé sạch sẽ, khô thoáng để tránh bệnh lan rộng cũng như ngăn ngừa bội nhiễm, nhiễm trùng ở các vùng da con bị tổn thương
- Chọn quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt để mặc cho con. Ưu tiên chất liệu cotton tự nhiên, tránh chất liệu len sợi vì chúng dễ làm da bé bị trầy xước, tổn thương trên da càng nặng hơn.
- Thường xuyên cắt móng tay cho con, hoặc mẹ đeo bao tay cho con để tránh bé ngứa ngáy và dùng tay cào gãi lên da.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc kem bôi chứa corticoid thoa cho con vì tuy chúng mang lại hiệu quả nhanh nhưng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làn da bé.
- Tránh để con tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như: lông động vật, phấn hoa, nước hoa, bụi bẩn, vụn vải….
Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng phương pháp chữa chàm sữa bằng dầu dừa, trị chàm sữa bằng sữa mẹ…
Trên đây là những thông tin hướng dẫn mẹ thực hiện trị chàm sữa bằng lá ổi cho bé an toàn. Chúc các mẹ sẽ tìm được phương pháp điều trị cho con nhanh chóng nhé!
Tài liệu tham khảo:
5 At-Home Treatments for Baby Eczema
https://www.healthline.com/health/parenting/baby-eczema-treatment#causes
Does My Baby Have Eczema?
https://www.webmd.com/parenting/baby/baby-eczema-questions-answers#1
Baby eczema: causes, symptoms, treatments and creams
https://www.babycentre.co.uk/a541297/baby-eczema-causes-symptoms-treatments-and-creams
Bài viết liên quan: